Tìm kiếm tin tức
Tất cả vì lợi ích của của các hộ trồng rừng quy mô nhỏ theo nguyên tắc quản lý rừng bền vững
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, Ban, Ngành
Hội, đoàn thể
UBND các huyện, thị xã
TẬP HUẤN KỸ NĂNG SƠ CỨU THƯƠNG CHO LỰC LƯỢNG NÒNG CỐT THAM GIA TUẦN TRA BẢO VỆ RỪNG
Ngày cập nhật 01/09/2024

      Dự án “Tăng cường vai trò cộng đồng và tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn tại Trung Trường Sơn” giai đoạn 2 (gọi tắt là Dự án Ltc/WWF) năm 2024, tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) tài trợ thông qua tổ chức WWF - Việt Nam, ngày 29 và 30 tháng 8, tại xã Trung Sơn và A Roàng, Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH – FOSDA) tổ chức các lớp tập huấn sơ cứu thương, giúp lực lượng của cộng đồng tham gia tuần tra bảo vệ rừng chủ động giải quyết những tai nạn rủi ro tại chỗ khi tuần tra rừng. TTH-FOSDA mời chuyên gia y tế tổ chức lớp tập huấn về sơ cấp cứu, an toàn lao động; sử dụng tốt các vật dụng sẵn có tại nơi xảy ra tai nạn để sơ cứu, cấp cứu ban đầu trong các hoàn cảnh khác nhau tại nơi lao động; chuẩn bị túi sơ cứu khi vào rừng, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra khi đi tuần tra.

Hình ảnh ông Lê Quang Phú - giảng viên lớp tập huấn đang chủ trì buổi tập huấn

      Đối tượng tham gia lớp học là những thành viên thường xuyên tham gia tuần tra rừng cộng đồng. Yêu cầu các lớp học viên nắm bắt kỹ năng và thực hành được các kỹ thuật cơ bản trong sơ cứu, cấp cứu: ngạt thở, ngừng tim, chảy máu, gãy xương và vận chuyển nạn nhân; nắm và xử lý được các mối nguy cơ thường xảy ra khi làm công tác tuần tra bảo vệ rừng: sơ cứu rắn cắn, côn trùng cắn, điện giật, bỏng, đuối nước.

Hình ảnh bà con thực hành sơ cứu khi bất động gãy xương

Hình ảnh bà con thực hành sơ cứu khi bị rắn cắn

      Nguy cơ tai nạn không những xảy ra khi tuần tra rừng mà cả những nơi mình sinh sống và môi trường làm việc như: vết thương phần mềm, gãy xương do ngã, cây đổ; ngạt thở do say nắng, say nóng, chữa cháy rừng, sét đánh, đuối nước; côn trùng đốt, rắn cắn; tai nạn giao thông, chảy máu do bị thương…

      Từ các yêu cầu và các tình huống có thể xảy ra, vì vậy giảng viên đã trang bị cho các học viên nhiều chủ đề như: hô hấp nhân tạo; ép tim ngoài lồng ngực; băng bó vết thương; bất động gãy xương; hướng dẫn các phương pháp vận chuyển nạn nhân; phương pháp sơ cứu rắn cắn; cấp cứu điện giật; cấp cứu đuối nước; sơ cứu bỏng…

Hình ảnh chụp chung của giảng viên và các thành viên tham gia lớp học

      Kết quả tập huấn tất cả các học viên đã phát huy được tính chủ động trong học tập, sôi nổi, tích cực, sáng tạo trong lý thuyết cũng như thực hành; có tinh thần chia sẻ hợp tác lẫn nhau trong quá trình tập huấn; học viên đi học  đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc và tự giác; tham gia thực hành tốt các nội dung; kết quả: 100% đạt yêu cầu.

Một số hình ảnh khác

 

            Tin bài và ảnh của Nguyễn Ngọc Khôi – cán bộ TTH-FOSDA

 

Tin mới
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 878.218
Truy cập hiện tại 11