Chiều ngày 18/7, tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Chuyển giao và ứng dụng các giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tại huyện A Lưới”. Nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản vào thực tiễn sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới.
Tại Hội thảo, ông Trần Phước Hùng – phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới đã trình bày tham luận về “Hiện trạng và nhu cầu về lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản để phát triển kinh tế - xã hội huyện A Lưới “. Tham luận đã cung cấp đầy đủ thông tin về về hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện để các đại biểu và các ngành đóng góp các giải pháp giúp cho ngành nông nghiệp của ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, có hiệu quả và bền vững.
Ông Trần Phước Hùng -– Phó Trưởng phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới
Tham luận của ThS. Hoàng Nhật Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN về “Hiệu quả của các mô hình ứng dụng KHCN chất lượng cao đã và đang triển khai tại địa bàn huyện A Lưới”. Tham luận cho biết trong thời gian qua, Trung tâm đã thực hiện 04 dự án do Trung ương quản lý, 02 dự án cấp tỉnh, 03 dự án cấp cơ sở và tổ chức hơn 10 lớp tập huấn kỹ thuật về ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản cho người dân trên địa bàn huyện A Lưới với tổng kinh phí ngân sách nhà nước được đầu tư hơn 10 tỷ đồng.
ThS. Hoàng Nhật Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN
Bài tham luận của ông Võ Quang Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH-FOSDA) về “Tóm tắt kết quả bước đầu xây dựng mô hình phục hồi rừng bản địa đa loài dựa vào nội lực cộng đồng tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới – Nhìn từ phương pháp tiếp cận và triển vọng nhân rộng”. Mô hình bước đầu đã ghi nhận thành công sẽ mở ra triển vọng rất lớn trong phục hồi rừng bản địa đa loài ở A Lưới. Bởi A Lưới là huyện có diện tích rừng và đất rừng tự nhiên lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ hội để phục hồi lại rừng tự nhiên trên diện tích đất trống do các Ban QLR cộng đồng quản lý, bảo vệ để đầu tư phục hồi rừng bằng biện pháp trồng lại cây bản địa đa loài kết hợp hỗn giao với cây Keo. Mô hình đã đạt được một số thành quả bước đầu về phục hồi rừng bản địa đa loài dựa vào nội lực cộng đồng tại xã Trung Sơn, huyện A Lưới.
Ông Võ Quang Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Chủ rừng Phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế
Đến Hội thảo với tham luận “Hỗ trợ xây dựng và vận hành 10 mô hình sinh kế nuôi trồng thủy sản tại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế”, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Xã hội (CSRD. Trung tâm đã hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế nuôi trồng thủy sản cho các cộng đồng, các mô hình đã có những thành công; Tuy nhiên, một số mô hình thử nghiệm không đạt được kết quả như mong đợi là bài học kinh nghiệm đúc kết cho cộng đồng người dân như dự án “Nâng cao năng lực của phụ nữ trong xây dựng mô hình sinh kế bền vững dựa vào quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước ở thượng nguồn sống A Sáp thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam” bằng nguồn vốn thông qua tổ chức Oxfam Việt Nam là một minh chứng.
PGS.TS Trịnh Thị Định – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD)
Tại Hội thảo khoa học “Chuyển giao và ứng dụng các giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tại huyện A Lưới”, BTC ghi nhận nhiều ý kiến tham luận chuyên sâu từ các chuyên gia, các nhà khoa học, đã cung cấp nhiều giải pháp, biện pháp để ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái giúp cho huyện A Lưới đẩy mạnh phát triển nông nghiệp – thủy sản bền vững và hiệu quả.
Tin bài và ảnh do ông Võ Quang Vinh – cán bộ TTH-FOSDA